BẮT ĐƯỢC CÁ KHỦNG Ở SÔNG ĐÀ!

CÁ BỖNG KHỦNG – HAY LÀ “CÁ THẦN”???!!!

Tháng 11/2013, tôi cùng anh em dân bản đi ngược dòng Sông Đà, lên sát biên giới Việt Trung, 2 ngày 2 đêm chúng tôi bắt được 1 con cá nặng khoảng 17 hoặc 18kg có đặc điểm rất giống với loài “Cá Thần” ở Thanh Hóa. Sau khi về tìm hiểu thông tin trên mạng, anh em dân câu cá có nhận ra đây là con Cá BỖNG. (Tất nhiên, tên gọi loài cá này theo dân tộc Thái Trắng khác, và tôi xin phép không nêu tên)! Và có phân bố ở cả Hà Giang, Yên Bái…

Tìm hiểu thêm thông tin, tôi tra được thông tin sau khi đọc 1 bài viết về cá Bỗng ở Yên Bái: “Theo TS Nguyễn Văn Hảo, chuyên gia về Ngư loài học, Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản I, loài cá lạ ở Yên Bái có tên là cá bỗng, tên giống là spinibar bus, tên loài là sinensis. Loài cá ở Yên Bái có cùng tên giống với “cá thần” ở Thanh Hóa, nhưng tên loài thì khác nhau. Đặc điểm phân biệt cá ở Yên Bái với “cá thần” ở Thanh Hóa ở chỗ “cá thần” có khởi điểm vây lưng ở trước khởi điểm vây bụng, còn cá Yên Bái có khởi điểm vây lưng ở sau khởi điểm vây bụng. Cả “cá thần” ở Thanh Hóa và cá bỗng ở Yên Bái đều được nuôi để làm thực phẩm. Không chỉ có ở Việt Nam, loài cá này cũng được nuôi nhiều ở Trung Quốc.

Tôi chưa có dịp được tận mắt xem suối “Cá Thần” ở Thanh Hóa nên không nhận ra đây có phải cùng loại với “Cá Thần” đấy không. Nhưng nếu nhìn qua đặc điểm “Vây Lưng” và “Vây Bụng” thì rất giống đặc điểm của “Cá Thần”.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *